1. Không có mục tiêu học tập
Khi bất cứ làm việc gì bạn cũng cần đặt ra cho mình những mục tiêu, không cớ gì việc học tiếng Trung lại không đặt ra cho mình những mục tiêu riêng. Chỉ khi nào bạn nhìn thấy nó thật sự cần thiết, quan trọng đối với bạn thì bạn mới thật sự có động lực để học tập. Chính vì vậy mà khi bắt đầu học tiếng Trung bạn cần xác định cho mình những mục tiêu rõ ràng nhu cầu học của bạn là gì. Việc xác lập các mục tiêu học tập sẽ giúp bạn không bỏ cuộc, không nản lòng giữa chừng khi gặp khó khăn và hãy đặt ra cho mình một số hình phạt “khốc liệt” khi bạn không đạt được một mục tiêu nhỏ nào đó.
2. Không tối ưu thời gian
Không phải ai cũng có nhiều thời gian dành cho việc học tập tiếng Trung. Tuy nhiên bạn đừng có lấy đó để làm các lý do cho việc thất bại, bỏ cuộc mà chỉ là bạn chưa biết cách tối ưu được thời gian học tập của mình mà thôi. Khi bạn đã quyết định học tiếng Trung và đặt ra những mục tiêu cho mình thì bạn hãy sắp xếp những việc ít quan trọng khác để dành nhiều thời gian nhất có thể cho việc học tiếng Trung.
Nếu bạn không thể có thời gian đến các trung tâm học tiếng Trung, thì việc tự học online hay việc chủ động tự học tiếng Trung là điều cần thiết. Bạn có thể mua các thẻ học flashcard tiếng Trung, cài đặt các ứng dụng học tiếng Trung trên điện thoại và luôn mở ra học tiếng Trung mỗi khi rảnh.
3. Có học mà không có hành
Bạn tập trung, dành nhiều thời gian cho việc học tiếng Trung nhưng bạn không được sử dụng thường xuyên thì có bỏ ra bao nhiêu công sức thì cũng không đi đến đâu cả. Và tất nhiên việc phản xạ khi gặp người nói tiếng Trung Hoa của bạn cũng không có. Bạn nghĩ được một mớ chữ, từ vựng tiếng Trung trong đầu nhưng không thể nào nói ra được.
Để cải thiện việc khó khăn này có rất nhiều cách, bạn hãy luôn giao lưu bằng tiếng Trung với những người học cũng bạn để chia sẻ kinh nghiệm hay, chia sẽ những điều mới lạ. Học tiếng Trung qua lời bài hát hay phim ảnh là một cách rất hay để nhớ và nhẩm theo.
4. Phương pháp học nhàm chán
Bạn thường học ngoại ngữ bằng cách nào? Học như thế nào? Học từ mới bằng cách lặp đi lặp lại, viết đi viết lại? Bổ sung từ vựng mới bằng cách làm đi làm lại những bài tập trong sách giáo khoa? Bạn chỉ đi học rồi ngồi nghe thầy cô giảng. Tại sao bạn cứ mãi lặp đi, lặp lại những phương pháp học khiến mình nhanh chóng nhàm chán và từ bỏ việc học ngoại ngữ như vậy.
Bạn hãy thay đổi cách học tiếng Trung nếu bạn đã, đang lựa chọn học tiếng Trung. Thay vì việc học tiếng Trung chỉ đơn giản là đọc và nhớ thì bạn hãy trải nghiệm những phương pháp học mới, thú vị cùng các thầy cô nhiều năm kinh nghiệm, luôn là các thạc sĩ đến từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam.
5. Chú trọng ngữ pháp quá nhiều
Tâm lý học chung của các bạn muốn học tiếng Trung là để tham dự kỳ thi HSK đạt kết quả cao đang khiến bạn quá tập trung quá nhiều vào ngữ pháp. Ngữ pháp trong tiếng Trung khá đơn giản, hơn nữa lại có nhiều nét tương đồng với tiếng Việt, vì vậy nếu bạn đang đặt nặng vấn đề học tiếng Trung là phải học ngữ pháp, việc này sẽ khiến bạn không những không giỏi hơn mà còn khiến bạn rối loạn và sợ. Bạn hãy giữ cho bản thân thư giãn và trở nên hứng thú hơn với tiếng Trung. Chỉ có yêu thích nó bạn mới thật sự có cố gắng chinh phục nó.
6. Mông lung giữa hàng ngàn tài liệu học
Với lí do không có tài liệu học là điều không thể nào chấp nhận được tại thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay. Vấn đề còn lại của bạn lúc này đó là việc bạn lựa chọn tài liệu như thế nào cho phù hợp, để học có trọng tâm, đúng mục đích và chuẩn.
Nếu bạn muốn học tập thật tốt bạn phải biết lựa chọn cho mình những tài liệu cũng như sử dụng tài liệu một cách hiệu quả và hơn hết là chúng phải phù hợp với trình độ hiện tại của bạn.
7. Kế hoạch học tập không khả thi
Bạn sẽ không thể nào giao tiếp tiếng Trung thành thạo nếu chỉ trong một tháng luyện tập. Khi bạn học bất cứ cái gì cũng cần xây dựng cho mình lộ trình phù hợp với năng lực. Bạn cần biết mình là ai, ở mức độ nào để đặt ra kế hoạch tốt nhất. Bạn hãy bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch tiếng Trung đơn giản trước khi học nâng cao. Đừng đặt các mục tiêu quá cao, khi không đạt được mục tiêu bạn sẽ dễ chán nản và dễ từ bỏ nó. Thay vào việc vô cùng chán nản, bạn cần tìm ra lí do mình không đạt được mục tiêu để tìm các biện pháp giải quyết nhé!
8. Học tiếng Trung câm
Đã bao giờ bạn học phát âm một loại ngôn ngữ nào đó, nhưng đọc thầm trong đầu, không phát thành tiếng hoặc luyện phát âm ngoại ngữ với cách đọc nhẩm chưa? Nếu có thì bạn đang đặt một chân của mình vào hội những người thất bại từ khi học tiếng Trung rồi đó!
Đã là học ngoại ngữ, dù là khi đứa trẻ học tiếng Việt cũng phải tập phát âm và phải đọc thật to, rõ ràng. Bạn thậm chí phải chú trọng luyện phát âm để còn có thể nghe được phát âm của chính mình. Việc đọc to phát thành tiếng giúp bạn luyện tập khẩu hình của mình tốt hơn.
9. Sợ thực hành
Cũng giống như việc học ngoại ngữ khác, tiếng Anh bạn đã từng học, luôn luôn bắt đầu từ việc học ngữ pháp trước. Kiến thức ngữ pháp của các bạn khá chắc và rất tốt nhưng khi bắt đầu giao tiếp bạn vẫn không thể nào nói chuyện một cách tự nhiên được mà bạn vẫn cứ cố nói sao cho chuẩn ngữ pháp được học. Bạn sợ nói trước đám đông. Nếu việc này cứ kéo dài thường xuyên thì chắc chắn một điều là bạn sẽ không thể nào tốt lên được.
Hãy luôn nghĩ tích cực, khi biết sai thì mới có thể sửa chữa được. Bạn hãy thường xuyên đứng trước gương và tập nói chủ đề nào đó vài lần, bạn có thể rủ một người bạn cùng nhóm để gọi video call, trò chuyện bằng tiếng Trung thường xuyên để tăng phản xạ giao tiếp.
10. Thiếu sự quyết tâm và kiên trì
Mục tiêu học tập đã được đặt ra, khóa học đã được đăng kí, tất cả đã sẵn sàng nhưng chỉ có bản thân bạn vẫn còn nuối tiếc với những vụ đi chơi cùng bạn bè và rồi mục tiêu đó lại bị ném vào sọt rác. Quyết tâm và nỗ lực của chính bạn đó là chìa khóa cho việc thành công hay thất bại. Không có sự thành công nào mà có dấu chân của những kẻ lười biếng.
Địa chỉ: Học tại cơ sở Phạm Văn Thuận: Tầng 03, 253 – Phạm Văn Thuận – KP2 – P. Tân Mai – Biên Hòa – Đồng Nai.